092 322 6886

Tự nhổ răng sữa tại nhà an toàn, không đau, không chảy máu

Khi đến tuổi thay răng sữa, các bậc cha mẹ thường băn khoăn lo lắng làm sao để có cách nhổ răng sữa tại nhà cho bé an toàn, không đau nhức. Vậy khi nào thì nên nhổ răng sữa cho bé, việc tự nhổ răng sữa tại nhà cần tuân thủ những lưu ý gì để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra giúp răng vĩnh viễn sau này mọc đẹp?

tự nhổ răng sữa
Khi đến tuổi thay răng sữa, các bậc cha mẹ thường băn khoăn lo lắng làm sao để có cách nhổ răng sữa tại nhà cho bé an toàn, không đau nhức.

Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ là thích hợp nhất?

Theo y học, độ tuổi thay răng sữa được chia thành các nhóm như sau:

  • Hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi.
  • Hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi.
  • Hai răng nanh: 9-12 tuổi.
  • Hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi.
  • Hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi.

Nắm được quy luật thay răng của trẻ, bạn sẽ biết nênnhổ răng sữa cho trẻ lúc nào là thích hợp. Không nên nhổ răng sữa của trẻ trước thời điểm thay răng. Trẻ em sau 18 tháng trở đi, nên bố mẹ duy trì lịch đi khám răng ít nhất 6 tháng 1 lần. Việc khám răng định kỳ cho bé sẽ theo dõi được quá trình phát triển hàm, thay thế răng sữa của bé. Tránh rối loạn khi mọc răng vĩnh viễn, nếu xảy ra sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí để chỉnh nha.

Đừng nhổ răng cho trẻ quá sớm

Hãy cố gắng đừng tự nhổ răng sữa của trước thời điểm thay răng theo qui luật. Nếu răng bị nhổ quá sớm, để một thời gian không có răng vừa ảnh hưởng đến tâm lý của bé, khả năng ăn nhai; vừa làm xương hàm và lợi không phát triển.

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng vị trí răng vĩnh viễn, giúp trẻ phát âm tròn tiếng và ăn nhai tốt. Nhổ răng sữa quá sớm có thể gây nên nhiều hệ quả, khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc hoặc ăn nhai khó khăn hơn. Có nhiều trường hợp răng sữa nhổ quá sớm có thể khiến cho mầm răng mọc lên không đúng vị trí, dẫn đến tình trạng khấp khểnh, sai khớp cắn khá nặng.

tự nhổ răng sữa
Nhổ răng sữa quá sớm có thể gây nên nhiều hệ quả, khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc hoặc ăn nhai khó khăn hơn.

Cách tự nhổ răng sữa tại nhà như thế nào là an toàn cho bé?

Theo thông thường, dưới chân răng sữa đã hình thành mầm răng mọc vĩnh viễn và theo quy trình sinh lý tự nhiên, khi răng sữa lung lay và rụng thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên.

Trường hợp cần thiết phải nhổ bỏ gấp

Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, viêm tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn

Khi răng vĩnh viễn đã mọc trồi lên nhưng răng sữa chưa rụng thì việc tác động nhổ răng sữa cho trẻ là cần thiết để tránh tình trạng mọc lệch răng vĩnh viễn.

Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Cách tự nhổ răng sữa tại nhà thực hiện như thế nào?

Đối với răng sữa, bạn có thể bắt đầu tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Hàng ngày, bạn dùng ngón trỏ có quấn băng gạc đã sát khuẩn lung lay nhẹ chiếc răng. Bạn có thể tác động nhẹ nhàng đến răng này hàng ngày cho đến khi răng có độ lung lay lớn thì có thể nhổ bỏ.

Cũng có nhiều trường hợp, việc lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ. Ban đầu dùng lực nhẹ và tăng dần lực về sau, nhưng dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé.

Lưu ý

Thao tác tự nhổ răng cho bé nên dứt khoát khi phần chân răng đã lung lay quá mức. Tuy nhiên, khi nhổ răng cho trẻ em tuyệt đối không dùng chỉ buộc vào răng để nhổ khi răng lung lay. Có thể dẫn tới tình trạng làm gãy phần thân răng trong khi chân răng vẫn còn kẹt lại trong xương ổ răng. Việc nhổ răng bằng chỉ không dứt khoát cũng sẽ gây cảm giác đau nhức nhiều hơn cho bé.

Vấn đề vệ sinh và chế độ ăn uống cho trẻ sau khi tự nhổ răng

Vệ sinh trong khi tự nhổ răng sữa tại nhà

Tự nhổ răng sữa tại nhà cho bé điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý chính là giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể sử dụng dụng cụ sát khuẩn trước khi tác động nhổ răng cho bé bởi việc dùng tay nhổ răng rất dễ gây nên những viêm nhiễm nếu vấn đề vệ sinh không được lưu tâm.

Sau khi nhổ răng xong, bạn cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn nếu như chân răng chảy máu nhiều. Nếu như sau khi nhổ, phần hố răng có dấu hiệu bất thường thì tốt nhất bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sỹ thăm khám lại.

Chăm sóc sau khi tự nhổ răng sữa

Hướng dẫn cho bé cách chải răng đúng cách và súc miệng với nước muối loãng hàng ngày, tuyệt đối không dùng vật nhọn hay cho tay vào phần răng vừa nhổ để tránh viêm nhiễm.

Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo hay súp có xay nhuyễn thêm thịt, cá, rau để bổ sung dinh dưỡng. Không ăn những thức ăn cứng hay có tính cay nóng.

Sau 1-2 tuần thì phần hố răng sẽ dần lành lại và tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên.

tự nhổ răng sữa
Tự nhổ răng sữa tại nhà cho bé điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý chính là giữ vệ sinh sạch sẽ.

Kết

Vậy là bài viết đã chia sẻ tới bạn về cách tự nhổ răng sữa tại nhà đơn giản và đảm bảo an toàn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã biết cách tự  nhổ răng sữa. Bạn cũng đừng quên chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh bị nhiễm trùng.

Liên hệ ngay Nha Khoa Việt Hưng để được tư vấn cụ thể về nhổ răng sữa và các dịch vụ nha khoa qua hotline 092 322 6886 – 024 6671 1926 hoặc fanpage Nha Khoa Thẩm Mỹ Việt Hưng.

Đọc thêm